10 quan điểm sai lầm của cha mẹ khi cho con học tiếng Anh

Cho trẻ học tiếng Anh quá muộn gây nhiều khó khăn hơn so với lứa tuổi nhỏ

Cha mẹ là những người gần gũi nhất với trẻ, là người đồng hành trên hành trình phát triển của con. Chính vì thế mà cha mẹ cũng có tác động rất lớn đến vấn đề học tập và cụ thể là học tiếng Anh. Sau đây Forest English sẽ chỉ ra những quan điểm sai lầm của cha mẹ khi cho con học tiếng Anh.

Cho trẻ học Tiếng Anh quá muộn

Có một vấn đề đáng quan ngại mà đại đa số ba mẹ Việt đang mắc phải đó là lo ngại việc cho con mình học tiếng Anh sớm. Bởi ba mẹ nghĩ rằng việc học song ngữ từ sớm sẽ làm trẻ bị loạn và gặp khó khăn trong việc phân biệt giữa các ngôn ngữ.

Cho trẻ học tiếng Anh quá muộn gây nhiều khó khăn hơn so với lứa tuổi nhỏ

Nhưng thực tế không phải vậy. Theo các nghiên cứu mới đây của British Council (BC – Hội đồng Anh), ba mẹ nên cho con tiếp xúc sớm với tiếng Anh, hoặc các ngôn ngữ khác từ cấp mầm non (6-7 tuổi). Bởi đây là thời điểm vàng để trẻ học thêm ngôn ngữ, cũng như phát triển tư duy của mình.

Nếu ba mẹ cho trẻ học tiếng Anh quá muộn (sau 15 tuổi) sẽ gián tiếp làm hạn chế khả năng phát âm, tiếp thu ngôn ngữ và từ vựng của trẻ. Càng gây khó khăn cho việc sử dụng ngoại ngữ của trẻ sau này.

Cho trẻ học tiếng Anh không thường xuyên

Để thành thạo một ngôn ngữ, trẻ cần rất nhiều thời gian, cũng như không gian để học hỏi cũng như luyện tập.

Với tiếng Anh cũng vậy. Trẻ cần tiếp xúc với tiếng Anh một cách thường xuyên và liên tục. Cũng như tránh ép con học một thời gian, ví dụ trong Hè, rồi cả năm lại không động đến tiếng Anh. Điều này sẽ làm kiến thức tiếng Anh của trẻ nhanh chóng bị rơi rụng.

Bên cạnh đó, trẻ cũng không hình thành được kỹ năng phản xạ, cùng tư duy ngoại ngữ của mình.

Phương pháp dạy cứng nhắc – Phó mặc cho nhà trường và thầy cô

Có một thực tế đáng buồn là nhiều ba mẹ Việt không có kiến thức hoặc không có khả năng để dạy tiếng Anh cho con. Chính vì thế, ba mẹ thường để con mình “Tự bơi” và phó mặc cho thầy cô hoặc nhà trường. Đồng thời, cho rằng cứ phải ngồi vào bàn với sách vở mới là học.

Tuy nhiên, điều này đôi khi lại khiến phản tác dụng, bởi không ai thích ép buộc cả. Hãy để trẻ tiếp xúc với thứ ngôn ngữ mới này qua nhiều phương tiện khác. Đặc điểm lứa tuổi này là thích nói về bản thân, gia đình, thích những cuốn sách nhiều tranh vẽ, màu sắc, thích làm thủ công, vẽ, thích nghe hát và hát để gây chú ý của mọi người, thích ăn quà, vui chơi và được nghe đọc sách truyện.

Cho nên, bố mẹ nên tận dụng điều này để lựa chọn phương pháp học tiếng Anh phù hợp cho trẻ. Giúp trẻ học tiếng Anh vui vẻ và thoải mái hơn nhé.

Quá tập trung vào ngữ pháp

Đa phần việc học tiếng Anh trên trường của trẻ tập trung vào việc nhớ và vận dụng ngữ pháp một cách có hệ thống. Chính vì thế, nhiều ba mẹ chỉ chăm chăm vào việc dạy ngữ pháp cho trẻ với hy vọng sẽ giúp trẻ đạt điểm cao trong các bài thi.

Áp lực học tập với cả phụ huynh và học sinh

Thế nhưng, đây là một nhiệm vụ vô cùng khó khăn cho trẻ. Bởi khi mới tiếp xúc tiếng Anh, ba mẹ không nên ép trẻ phải thật chính xác về mặt ngữ pháp. Hãy để trẻ học ngữ pháp bằng trực quan hay bằng cách lắng nghe nhiều cấu trúc ngữ pháp. Dần dần trẻ sẽ sử dụng chính xác ngữ pháp chính xác một cách tự nhiên nhất.

Dịch nghĩa từng từ

Một trong những lỗi cơ bản mà phụ huynh hay gặp phải đó là quá chú tâm vào việc dịch nghĩa của từng từ ra tiếng Việt cho con. Điều này sẽ làm hạn chế khả năng tư duy và nhận thức bằng tiếng Anh của trẻ.

Do đó, thay vì việc dịch từng từ kiểu: “Holiday là Kỳ nghỉ, Hello là Xin chào” và khiến trẻ học vẹt thì ba mẹ hãy để trẻ tự hiểu chúng bằng khái niệm nhé.

Xây dựng cho trẻ những từ vựng xa vời

Nhiều ba mẹ muốn con mình học thật giỏi tiếng Anh nên bắt đầu với những từ vựng khó, thâm chỉ là mang tính chuyên ngành. Nhưng điều này chỉ khiến trẻ nhanh chán và học không hiệu quả.

Những từ vựng thiếu gần gũi với đời sống khiến trẻ khó tiếp thu

Vì vậy khi dạy con tiếng Anh, phụ huynh nên chọn những từ đơn giản, gắn với sinh hoạt hàng ngày của trẻ. Cách này sẽ giúp trẻ ghi nhớ rất nhanh và làm giàu vốn từ tiếng Anh của trẻ một cách hiệu quả.

Phát âm chưa chuẩn

Một thực trạng đáng ái ngại nữa mà nhiều ba mẹ và thầy cô tại trường hay mắc phải, đó chính là họ thường phát âm chưa chuẩn, đọc sai và phát âm sai.

Điều này ảnh hưởng không nhỏ đến sự phát triển của trẻ. Cũng như một khi đã sai thì sẽ rất khó sửa, trẻ sẽ lặp lại cái sai ý rất nhiều lần và sẽ rất khó để phát âm đúng chuẩn.

Chính vì vậy, các phụ huynh nên cho trẻ có cơ hội tiếp xúc với nguồn tiếng Anh chuẩn quốc tế. Bằng cách mua những bộ tài liệu học tiếng Anh cho trẻ tại nhà. Qua đó, trẻ sẽ học được cách phát âm chính xác, tránh được lỗi phát âm “bừa” mà nhiều phụ huynh, cùng thầy cô hay mắc.

Không luyện kỹ năng nói

Thực tế cho thấy, kỹ năng nói (Speaking) khá dễ học và bắt chước trong học ngoại ngữ. Tuy nhiên, một trong những sai lầm của cha mẹ khi cho con học tiếng Anh là nhiều phụ huynh lại luôn quá coi trọng ngữ pháp và việc nói làm sao cho khỏi sai để không bị cười. Kết quả là trẻ ấp úng và không dám giao tiếp.

Vì vậy, để tránh cho con không gặp vấp phải điểm yếu này, ba mẹ nên tích cực khuyến khích con nói. Rèn cho con phát âm chuẩn ngay từ nhỏ. Nếu con nói sai ngữ pháp, cha mẹ cũng đừng quá gay gắt, hãy nhẹ nhàng sửa cho trẻ dần dần.

Quá chú trọng sửa lỗi sai

Sợ sai là điều tối kỵ trong giao tiếp và đặc biệt là trong việc học một ngôn ngữ mới. Nếu ba mẹ cứ tập trung vào lỗi sai của con, trẻ sẽ không tự tin khi nói chuyện bằng tiếng Anh. Dần dần trẻ sẽ hình thành tâm lý sợ học ngoại ngữ.

Và ảnh hưởng đến việc học tiếng Anh sau này của trẻ. Chính vì thế, ba mẹ nên từ từ sửa lỗi cho con. Đồng thời, không nên quá gay gắt mỗi khi con mắc lỗi sai để con không cảm thấy sợ và tự tin hơn mỗi khi nói tiếng Anh.

Thiếu kiên nhẫn

Nhiều trường hợp, ba mẹ cho con đi học tiếng Anh thường rất sốt ruột muốn biết hôm nay con đã biết được từ gì, nói được câu gì, vô hình chung tạo ra sức ép, áp lực khiến trẻ mất đi hứng thú.

Quan điểm sai lầm của cha mẹ khiến con kém tiếng Anh

Theo Vanessa Reilly và Sheila M. Ward, tác giả cuốn sách “Những học viên nhỏ tuổi”: “Trẻ em có thể mất một thời gian dài để tiếp nhận một ngôn ngữ trước khi sử dụng nó để nói và viết.”

Bởi lẽ đó, việc ép trẻ phải nói hay viết một ngôn ngữ nào đó không phải là một cách tốt vì có thể gây áp lực và căng thẳng cho trẻ. Vì vậy, phụ huynh cần nên kiên nhẫn giúp đỡ trẻ để trẻ có thể học tiếng Anh một cách hiệu quả nhất nhé. 

Xem thêm: Lưu ý dành cho cha mẹ để con học tiếng Anh hiệu quả

Gọi ngay
Chat với chúng tôi qua Zalo
Facebook Messenger