Phương pháp lấy học sinh làm trung tâm và xu hướng mới của giáo dục

Phương pháp lấy học sinh làm trung tâm là phương pháp học tập hiện tại khá phổ biến tại các nước tiên tiến trên thế giới. Tuy nhiên, phương pháp này lại chưa được áp dụng nhiều tại Việt Nam. Vậy phương pháp này hoạt động ra sao và có lợi ích gì cho quá trình học tập của trẻ?

Thế nào là Phương pháp lấy học sinh làm trung tâm?

Phương pháp lấy học sinh làm trung tâm được các nhà nghiên cứu gọi dưới nhiều cái tên khác nhau. Một số người cho rằng phương pháp này là một đường hướng, một số khác cho rằng đó là một tư tưởng, một quan điểm giáo dục hoặc một phương pháp.

Thực chất, cốt lõi của của quan điểm dạy học lấy người học làm trung tâm bắt nguồn từ hệ phương pháp dạy – học tích cực hay còn gọi là hệ phương pháp dạy – tự học, được xem như là một hệ thống phương pháp dạy học có thể đáp ứng được các yêu cầu cơ bản của mục tiêu giáo dục trong thời kỳ đổi mới hiện nay.


Phương pháp lấy học sinh làm trung tâm chính là đặt người học vào vị trí trung tâm của hoạt động dạy và học, cá nhân người học được nhìn nhận với những phẩm chất và năng lực riêng của mỗi người, người học vừa đóng vai trò chủ thể vừa là mục đích của quá trình đó, phấn đấu tiến tới cá thể hóa quá trình học tập. 

Cùng sự trợ giúp của các phương tiện thiết bị hiện đại, tiềm năng của mỗi học sinh sẽ được tạo điều kiện để phát triển tối ưu, góp phần có hiệu quả vào việc xây dựng cuộc sống có chất lượng cho cá nhân, gia đình và xã hội.

Đặc trưng của phương pháp

Lấy học sinh làm trung tâm được hiểu là việc học hoàn toàn do học sinh quyết định và học sinh có thể đưa ra sự chọn lựa về việc học cái gì, học như thế nào và học khi nào từ lúc học sinh bắt đầu sắp xếp việc học của mình và có sự hỗ trợ, hướng dẫn của giáo viên.

Lợi ích mà Phương pháp lấy học sinh làm trung tâm mang lại

Phương pháp lấy học sinh làm trung tâm được thực hiện với mục đích giúp học sinh chủ động trong việc học, khai phá tiềm năng của chính mình và giáo viên chỉ đóng vai trò là người hỗ trợ, giúp học sinh có được sự tự tin và có trách nhiệm với bản thân. 

Thông qua các hoạt động nhóm và thực hiện các hành động như liên quan đến chủ đề học như thảo luận, hoạch định, giải quyết vấn đề, thuyết trình, làm thí nghiệm có liên quan đến bài học mà người học được tiếp cận kiến thức một cách chủ động hơn. 

Giáo viên đóng vai trò hướng dẫn, giúp đỡ và tạo điều kiện cho người học phát huy tính tự chủ, sáng tạo; còn người học thì có trách nhiệm với việc học của mình tích cực học tập và chủ động hơn.

Tinh thần chủ đạo của Phương pháp lấy người học làm trung tâm là tạo ra cho học sinh hoạt động tích cực, sáng tạo, tập trung phát triển khả năng tự học; lấy tập thể bổ trợ cho cá nhân; lấy máy móc thiết bị làm phương tiện học tập sẽ hình thành cho trẻ lỗi học mạnh dạn, tự tin và làm chủ kiến thức hơn.

Sự thay đổi từ tập trung vào giáo viên sang hướng sự tập trung vào học sinh có ý nghĩa rất lớn trong việc hình thành khả năng tự học và trang bị những kỹ năng cần thiết cho trẻ trong tương lai.

Đánh giá ưu nhược điểm của phương pháp

Phương pháp giáo dục lấy học sinh làm trung tâm là bắt đầu xuất hiện ở các nước phương Tây vào đầu kế kỷ XX, nhờ vào những lợi ích nó mang lại mà lấy học sinh làm trung tâm đang ngày càng trở thành phương pháp phổ biến được áp dụng trong chương trình giáo dục hiện đại.

Khi đặt quyền chủ động vào tay học sinh, học sinh có quyền quyết định cách thức, nội dung và phát huy tính chủ động trong quá trình học. Giáo án dạy học theo phương pháp giáo dục lấy học sinh làm trung tâm sẽ được thiết kết theo chiều ngang, hai hướng song hành giữa hoạt động dạy của thầy và học của trò.

Ưu điểm

– Ưu điểm dễ thấy nhất chính mọi hoạt động học đều hướng đến lợi ích của học sinh, học sinh đóng vai trò trung tâm và chủ động quyết định tất cả những yếu tố của bài học sao cho đáp ứng tốt nhất khả năng học tập của bản thân, từ đó phát huy tính độc lập và có trách nhiệm với bản thân.

– Lấy người học làm trung tâm chú trọng vào việc tôn trọng khả năng phát triển và tính cá nhân hóa của mỗi thành viên trong lớp học, vì vậy loại bỏ được sự bất bình đẳng trong quá trình học, chất lượng kiến thức tiếp cận mỗi học sinh được nâng cao.

– Mọi yếu tố khác đều được sử dụng để bổ trợ cho người học, hoạt động tập thể bổ trợ cho cá nhân và thiết bị bổ trợ cho kiến thức. Từ đó mỗi cá nhân đều làm được làm chủ kiến thức, tự tin và mạnh dạn hơn.

– Chú trọng kỹ năng thực hành cũng như các vấn đề thực tiễn, không chỉ dừng lại ở việc cung cấp kiến thức, phương pháp học này còn trang bị cho học sinh những kỹ năng cần thiết cho cuộc sống.

Nhược điểm

– Việc khai thác và áp dụng tại Việt Nam còn gặp nhiều khó khăn trong bối cảnh thực tế. Việc chuyển giao từ mô hình học tập truyền thống sang tập trung vào học sinh cần nhiều thời gian và sự thay đổi tư duy của các cơ sở giáo dục.

Lấy học sinh làm trung tâm cần dành nhiều thời gian để cá nhân hóa chương trình học

– Đánh giá kết quả cần mang ý nghĩa tốt hơn đến quá trình phát triển toàn diện của trẻ thay vì những bài kiểm tra chú trọng điểm số như trước.

Forest English Academy đã và đang ứng dụng thành công Phương pháp lấy học sinh làm trung tâm nhằm đem đến những trải nghiệm học tập hạnh phúc, giàu cảm hứng và thiết thực với cuộc sống. 

Xem thêm: Phương pháp dạy học trực quan và cách ứng dụng hiệu quả

Gọi ngay
Chat với chúng tôi qua Zalo
Facebook Messenger